Ripple là gì là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên google về chủ đề Ripple là gì. Trong bài viết này, eth.vn sẽ viết bài Ripple là gì? Thông tin chi tiết nhất về đồng XPR hiện nay
Mục lục
Ripple là gì?
Ripple là tên của một công ty và cũng là một hệ thống thanh toán theo thời gian thực, mạng lưới trao đổi và chuyển tiền tệ.
Ripple được lên ý tưởng lần đầu vào năm 2004 bởi Ryan Fugger, người đã phát triển nguyên mẫu đầu tiên của Ripple như một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung (RipplePay).
Hệ thống này đi vào hoạt động vào năm 2005 với mục tiêu cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn trong một mạng lưới toàn cầu.
Năm 2012, Fugger bàn giao dự án cho Jed McCaleb và Chris Larsen, và cùng nhau họ thành lập công ty công nghệ OpenCoin có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Từ thời điểm đó, Ripple bắt đầu được xây dựng như một giao thức tập trung vào các giải pháp thanh toán cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Đến năm 2013, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs; và đến năm 2015, công ty chính thức lấy tên Ripple.
XRP là gì?
XRP (Ripple coin) là một hệ thống thanh toán theo thời gian thực (RTGS). Chúng còn được gọi là Ripple Transaction Protocol (RTXP) hoặc giao thức Ripple.
Mạng lưới Ripple ra đời năm 2012 với mục đích giúp mọi người có thể sử dụng dịch vụ của các tổ chức tài chính, ngân hàng, Paypal… với một mức chi phí cực kỳ thấp nhưng tốc độ xử lý nhanh chóng hơn.
XRP sử dụng công nghệ thuật toán Blockchain, tương tự như Bitcoin, nhằm hỗ trợ giải quyết các giao dịch tài chính giữa các ngân hàng trở nên nhanh chóng hơn.
XRP có phải là đối thủ cạnh tranh với Bitcoin?
Chắc chắn khi mới tìm hiểu về XRP, nhiều người sẽ thắc mắc liệu XRP có trở thành đối thủ cạnh tranh với Bitcoin không? Câu trả lời ở đây là “không”. Vì hai đồng coin này hoạt động ở hai phương diện hoàn toàn khác nhau.
XRP được thiết kế để phục vụ cho việc chuyển tiền tệ một cách liền mạch, nhanh chóng dù đó là bất kỳ loại tiền tệ của quốc gia nào: USD, Bảng Anh, Euro hay kể cả Bitcoin…
Còn Bitcoin được thiết kế để trở thành phương tiện thanh toán; hướng đến việc trở thành tiền tệ toàn cầu.
Sự khác biệt giữa XRP và Bitcoin
Lợi ích mà XRP mang đến
- XRP có thời gian giao dịch thực sự nhanh, một giao dịch hiện chỉ mất khoảng 4 giây để được xử lý
- XRP có phí giao dịch cực rẻ, tầm 0.00001 USD cho mỗi giao dịch.
- Ripple hợp tác với hơn 100 ngân hàng bao gồm một số ngân hàng lớn như Bank of America, UBS, Standard Chartered, Barclays, JP Morgan, Santander và American Express.
- Blockchain của XRP bổ sung thêm tính minh bạch và bảo mật cho các giao dịch bằng cách thêm từng giao dịch vào sổ cái công khai không thể thay đổi.
- Các giao dịch XRP hoàn toàn ngang hàng.
Lịch sử hình thành
Vào năm 2005, hệ thống tiền kỹ thuật số phi tập trung Ripplepay được phát hành bởi nhà phát triển hệ thống phi tập trung tại Canada – Ryan Fugger.
Vào năm 2011, Jed McCable (Former founder của Mt.Gox) đã quyết định phát triển dự án tiền điện tử riêng của mình. Tháng 05/2011, Jed cùng Arthur Britto và David Schwartz phát triển sổ cái có tên XRP Ledger.
Xem thêm: Ethereum (ETH) là gì? Những điều bạn nên biết về Ethereum (ETH)
Vào tháng 09/2012, sau khi thuyết phục được Fugger trao toàn quyền điều hành của Ripplepay, Jed McCaleb, Chris Larsen cùng Arthur Britto đã thành lập nên công ty OpenCoin.
Sau khi được thành lập, OpenCoin bắt đầu xây dựng mạng lưới thanh toán Ripple với giao thức đồng thuận Ripple Consensus Protocol (RPCA).
Vào khoảng thời gian từ tháng 04 đến 05/2013, OpenCoin nhận được 5,5 triệu đô từ các quỹ đầu tư lớn như Google Ventures, Andreessen Horowitz, Pantera Capital, Digital Currency Group… ở vòng Seed Round.
Sau khi OpenCoin chính thức đổi tên thành Ripple Labs vào tháng 09/2013, Jed McCaleb đã chính thức rời khỏi Ripple Labs để thành lập nên Stellar (XLM).
Vào đầu năm 2015, Ripple ký kết hợp tác với Western Union. Vài tháng sau, Ripple bị FinCEN phạt 700 ngàn đô vì vi phạm đạo luật bảo mật ngân hàng thông qua việc bán XRP mà không được sự cho phép của cơ quan này.
Tuy nhiên, đây cũng là phần thú vị khi FinCEN lại mặc định XRP là một currency chứ không phải một security token.
Đến tháng 10/2015, Ripple Labs đổi tên thương hiệu thành Ripple nhưng công ty vẫn mang tên Ripple Labs Inc.
Vào tháng 09/2016, Ripple được công ty môi giới chứng khoán lớn nhất Nhật Bản, SBI Holdings đầu tư 55 triệu đô (chiếm ~10,5% cổ phần của công ty Ripple Labs).
Năm 2017, Ripple tiếp tục phát triển với sự ký kết với nhiều ngân hàng sử dụng sản phẩm của họ RippleNet.
Cũng trong năm 2017 này, Ripple lần đầu tiên tổ chức sự kiện hằng năm SwellbyRipple. Tính đến 2019, sự kiện này đã được tổ chức lần thứ 3.
RippleNet
Xu hướng thanh toán xuyên biên giới có chiều hướng phát triển đáng kể. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thanh toán hiện tại đang gặp những vấn đề như phí giao dịch cao, thời gian chuyển tiền lâu, khó giám sát.
Chính vì thế, Ripple đã tạo ra mạng lưới thanh toán RippleNet để giải quyết các vấn đề đó.
RippleNet là một mạng lưới kết nối các ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng giải pháp do Ripple cung cấp. Gồm: xCurrent, xRapid & xVia.
xCurrent
Là giải pháp thanh toán với tốc độ gần như ngay lập tức. Nó cho phép các thành viên trong mạng lưới của RippleNet có thể theo dõi các giao dịch xuyên biên giới.
xCurrent được xây dựng trên giao thức do Ripple phát triển có tên là Interledger (ITL)* chứ không phải XRP Ledger.
Điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng sử dụng giải pháp này của Ripple sẽ không dùng đến token XRP.
Nguồn: Tổng hợp