Hiện nay có nhiều hình thức kinh doanh online, Affiliate Marketing là một trong những loại hình như vậy.
Trong những năm gần đây, Affiliate Marketing đã mở ra chiến lược kinh doanh mới cho doanh nhân, bloggers và những người yêu thích việc sáng tạo nội dung.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về cách thức kinh doanh này, để tìm kiếm cơ hội đầu tư cho bạn nhé.
Mục lục
Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing tức là tiếp thị liên kết, đây là một loại hình kinh doanh online.
Trong đó, người kinh doanh (Affiliate/publishers) sẽ thực hiện hoạt động quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp (Advertisers) đến người dùng cuối cùng (End users) thông qua đường link.
Mục đích của Affiliate là dùng sự hiểu biết, kiến thức cũng như trải nghiệm của mình để thu hút sự quan tâm và thuyết phục User đồng ý, và thực hiện các hành động mà Advertisers muốn như:
Mua hàng, ghé thăm trang, nhấp vào link,đăng ký nhận email, đăng ký sử dụng dịch vụ, đăng ký form liên hệ, điền form sử dụng sản phẩm, tải xuống tệp tin hay phần mềm…
Khi đó, publishers sẽ nhận được hoa hồng từ Advertisers. Advertiser và Publisher sẽ kết nối với nhau thông qua nền tảng là Affiliate Network hoặc Affiliate Program.
Cách thực hiện Affiliate cho người mới bắt đầu
Đối với người mới bắt đầu, bạn có thể tìm hiểu bốn bước cơ bản để trở thành Affiliate như sau:
Đầu tiên là việc chọn chương trình Affiliate Marketing thích hợp, bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh việc bạn gặp một Affiliate Marketing không chất lượng.
Nếu như các chiến lược quảng cáo của bạn hoạt động hiệu quả, thành công làm khách hàng của bạn đồng ý nhấp vào link.
Và gặp phải một network/program không hiệu quả, hay tệ hơn là một Affiliate Marketing lừa đảo, khách hàng sẽ mất lòng tin nơi bạn, công sức của bạn làm ra trở nên vô ích và bạn sẽ không nhận được hoa hồng.
Bạn có thể chọn các chiến dịch Affiliate để phát triển:
Affiliate Program, hoạt động như một Affiliate Tracking Platform, do chính nhà cung cấp sản phẩm đưa ra.
Affiliate Network, hoạt động như kênh trung gian liên kết giữa Advertisers và Affiliate. Thông qua nền tảng đó, Publishers sẽ theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc bán hàng và quảng cáo, nhận hoa hồng
Network còn là phương tiện giúp họ kiểm tra nền tảng kỹ thuật như: link quảng cáo, banner, thống kê, quản lý tỉ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, thông báo đơn hàng cho hai bên, thanh toán hoa hồng..
Accesstrade: là Netwoek có uy tín cao tại Việt Nam, có nhiều sản phẩm, hoa hồng cao, hệ thống thông minh, công nghệ có uy tín.
Shopee: là program có tiền hoa hồng không được cao 3-7% nhưng lượng khách hàng dồi dào.
Ladipage Affiliate: một trong những nền tảng được sử dụng nhiều hiện nay và có hoa hồng cao.
Chọn sản phẩm phù hợp với thế mạnh của bạn. Một Affiliate đều có những lĩnh vực mà họ am hiểu hơn người khác.
Mặt khác, hầu hết Affiliate đều làm công việc chia sẻ thông tin hơn là bán hàng. Do đó, việc chọn mặt hàng mà bạn am hiểu sẽ dễ dàng cho việc tiếp cận với khách hàng.
Khách hàng có xu hướng tin vào những chuyên gia trong lĩnh vực họ đang tìm hiểu, hơn là tin vào lời quảng cáo từ nhãn hàng mà họ đang cân nhắc.
Có nhiều kênh Marketing mà Affiliate có thể lựa chọn để chia sẻ: blogger, microsites, email lists, xây dựng web truyền thông …
Việc lựa chọn chọn ra nền tảng cho kế hoạch quảng cáo sẽ liên quan đến kế hoạch lên bài viết. Do mỗi nền tảng sẽ có thế mạnh nhất định, vì vậy nội dung cũng sẽ đòi hỏi sự khác biệt.
Bạn có thể lựa chọn giữa: Free traffic hoặc Paid traffic.
Với free traffic bạn cần xây dựng website, phát triển nội dung, tối ưu SEO writing thu hút khách hàng từ Google.
Nếu lựa chọn Paid Traffic, bạn sẽ tập trung vào chạy quảng cáo Facebook, Google, Instagram, Tiktok.
Lên kế hoạch viết bài là bước cuối cùng nhưng gần như quan trọng nhất. Đây chính là điều quyết định khách hang có nên tin vào bạn không?
Bạn cần phải thể hiện sự am hiểu của mình qua con chữ một cách thuyết phục. Qua đó nội dung về sản phẩm/dịch vụ sẽ “chạm” đến khách hàng của bạn.
Với Affiliate Marketing, sẽ có những nội dung chính sau: Review, so sánh, hướng dẫn sử dụng sản phẩm/dịch vụ, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm về thất bại hay thành công…
Ưu điểm và nhược điểm của Affiliate Marketing
Ưu điểm:
Tạo được thu nhập thụ động. Sau một thời gian tập trung vào một chiến dịch, bạn sẽ thấy lợi nhuận đến kể cả khi bạn không ngồi trước máy tính.
Bạn không cần hỗ trợ khách hàng. Công việc của bạn là làm marketing.
Bạn sẽ không bán hàng hay hỗ trợ khách hàng. Bạn cũng không tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Bạn không cần dự trữ hay vận chuyển hàng hóa.
Làm việc bất cứ nơi đâu bạn thích miễn là có mạng. Không cần nhiều chi phí ban đầu. Hầu hết các Affiliate Marketing đều miễn phí khi tham gia.
Lựa chọn được các hình thức thanh toán:
– CPS (Cost Per Sale): chỉ trả phí khi khách hàng mua hàng
– CPO (Cost Per Order): chỉ trả phí khi khách đặt hàng.
– CPL (Cost Per Lead): chỉ trả phí khi khách hàng điền vào đơn đăng ký
– CPR (Cost Per Register): chỉ trả phí khi có khách hàng cài đặt mobile app, đồng ý đăng ký tài khoản, chống fraud – cài đặt ảo.
– KOC (Key Opinion Customer): khi có đơn hàng của KOL, Influencer trong hệ thống
Nhược điểm:
Tốn khá nhiều thời gian ban đầu để tạo ra traffic.
Bạn giới thiệu sản phẩm, nhưng sản phẩm đó lại không tốt, việc đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của bạn.
Do đó bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
Mức độ cạnh tranh cao.
Bạn chỉ có thể kiểm tra được doanh số bán hàng. Bạn không có thông tin gì về ai là người mua hàng.
Các chú ý khi bạn làm Affiliate
Lực chọn nền tảng phải phụ thuộc vào giá và hoa hồng sản phẩm. Nếu hoa hồng quá ít (Shopee) bạn sẽ bị lỗ khi chạy ads.
Tốt nhất là bạn nên sử dụng luôn sản phẩm để trở thành vị trí người tiêu dùng.
Bạn hãy cân đối tỷ lệ về nội dung đó là 20% quảng bá và 80% là nội dung chia sẻ. Thời gian đầu bạn chỉ nên tập trung vào chia sẻ
Bạn cần đầu tư thời gian vào để thu nhập kiến thức, ngay cả khi đó là lĩnh vực bạn am hiểu. Xu hướng mua sắm của khách hàng thời nay thay đổi rất nhanh, hãy luôn chủ động!
Bạn cần nắm vững những kỹ năng về Digital Marketing như WordPress, SEO writing, content Marketing, Facebook Ads… vì đây là những kỹ năng liên quan mật thiết đến Affiliate Marketing.
Vì bạn kiếm tiền ở nhà, bạn nên tìm hiểu về giấy phép kinh doanh để bảo đảm doanh nghiệp bạn hợp pháp.
Kết luận:
Trên đây là sơ lược về loại hình kinh doanh Affiliate Marketing. Nếu bạn thực sự yêu thích mô hình kinh doanh mới này, đừng chần chờ nhé!
Người xưa có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, hãy trang bị cho mình những kiến thức vững chắc và sự quyết tâm để vững bước trên con đường kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!
Bình luận về chủ đề post